Khoa Điện tử đẩy mạnh các đề tài và các dự án nghiên cứu thực tế

Cập nhật lúc: 07:43 ngày 20/01/2014 | Lượt xem: 6064

Nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo theo tinh thần chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban giám hiệu nhà trường, trong thời gian qua Khoa Điện Tử đã đẩy mạnh công tác gắn đào tạo lý thuyết với thực hành đặc biệt là trong quá trình làm đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp của sinh viên cũng như khuyến khích các Thầy cô giáo thực hiện các dự án nghiên cứu thực tế. Các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp được các Thầy cô gắn liền với các thiết bị thực tại phòng thí nghiệm, sinh viên sẽ nghiên cứu lý thuyết và áp dụng các thuật toán trong điều khiển thực các thiết bị. Trong quá trình làm đồ án sinh viên thể hiện rất cao tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác hoàn thành đồ án. Với mỗi đồ án hoàn thành, đó chính là thành quả lao động khoa học của chính bản thân các em sinh viên, các em sinh viên khóa sau sẽ kế thừa và phát triển những đồ án đó lên một tầm cao mới. Chỉ có bắt tay vào thực tế các em sinh viên mới hiểu rõ và nẵm vững lý thuyết chuyên môn của mình, bắt những hệ thống máy móc hoạt động theo ý của con người đó chính là ý nghĩa của kỹ thuật.

Dưới đây là một số hình ảnh về kết quả đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại phòng thí nghiệm của các em sinh viên và một số dự án đang được thực hiện của Giảng viên khoa Điện Tử.

1. Điều khiển thích nghi cho hệ thống quạt gió cánh phẳng

Sinh viên:  Nguyễn Thị Tuyết Hoa – Khoa Điện Tử-  Lớp K44DDK

Nội dung:  Sinh viên đã tiến hành nhận dạng được mô hình thực hệ thống quạt gió cánh phẳng, sau đó sử dụng mô hình đó để thiết kế bộ điều khiển thích nghi nhằm duy trì ổn định góc của cánh phẳng, thuật toán nhận dạng và điều khiển được thực hiện trên Matlab/Simulink theo thời gian thực.

2. Nhận dạng và điều khiển cho hệ thống mức tại phòng thí nghiệm

Sinh viên: Trần Xuân Vịnh - – Khoa Điện Tử-  Lớp K44DDK

 

Nội dung:  Sinh viên đã tiến hành nhận dạng được mô hình hệ thống mức, sau đó sử dụng mô hình đó để thiết kế bộ điều khiển PID nhằm duy trì ổn định mức của hệ thống, thuật toán nhận dạng thực hiện bằng Simulinnk, thuật toán điều khiển thực thông qua giao diện đồ họa được viết bằng Visual Basic.

3. Nhận dạng và điều khiển hệ thống gia nhiệt tại phòng thí nghiệm

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân – Khoa Điện Tử-   Lớp K44DDK

 

Nội dung:  Sinh viên đã tiến hành nhận dạng được mô hình hệ thống gia nhiệt, sau đó sử dụng mô hình đó để thiết kế bộ điều khiển PID nhằm duy trì ổn định nhiệt độ của hệ thống, thuật toán nhận dạng thực hiện bằng Simulinnk, thuật toán điều khiển thực thông qua giao diện đồ họa được viết bằng Visual Basic.

4. Nghiên cứu và thiết kế bộ điều khiển mô hình tay máy Robot

Sinh viên: Đỗ Tiến Dũng - Khoa Điện Tử-  Lớp K44KĐT, GV Nguyễn Văn Lanh

 

 Nội dung: Sinh viên nghiên cứu thuật toán điều khiển 2 khớp của tay máy robot bám theo quỹ đạo đặt thông qua Matlab/Simulink theo thời gian thực sử dụng Card vào ra Aduino

5. Phát triển thuật toán điều khiển mô hình thang máy tải khách 4 tầng tại phòng thí nghiệm

Sinh viên:  Hoàng Văn Trọng - Khoa Điện Tử-   Lớp K44DDK

 

Nội dung: Sinh viên thực hiện lắp ráp mô hình thang máy 4 tầng, viết thuật toán điều khiển điều khiển thang máy sau đó cài đặt vào PLC S7200. Thuật toán đã đảm bảo được các thao tác gọi tầng, ưu tiên theo hành trình  v.v.

6. Phát triển thuật toán điều khiển máy in hai trục

GV Nguyễn Văn Lanh

 

Nội dung: Thiết kế mô hình máy in hai trục với mục đích điều khiển bút in chuyển động chính xác trên mặt phẳng với hai tọa độ x và y. Mỗi trục được điều khiển độc lập, trước hết mô hình được phát triển cho một trục và nghiên cứu thuật toán điều khiển chính xác vị trí. Trong thời gian tới nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển và hoàn thiện đầy đủ cho mô hình hai trục tọa độ.

7. Điều khiển cân bằng cho xe hai bánh

GV  Trần Mạnh Tuấn

 

Nội dung: Điều khiển cân bằng xe hai bánh là một bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế như để chế tạo xe hai bánh segway, chế tạo xe hai bánh theo chiều dọc v.v. Đây là một dự án nghiên cứu trọng tâm của khoa Điện tử, dự án bước đầu đã đạt được thành công khi giữ được xe cân bằng khi không di chuyển. Trong thời gian tới dự án sẽ tiếp tục nghiên cứu và cài đặt thuật toán điều khiển cân bằng trong khi xe di chuyển.

Ngoài những đề tài và dự án nghiên cứu ở trên Khoa Điện tử vẫn đang tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu khác như điều khiển quadrocopter, điều khiển vị trí hệ thống Ball and Beam, điều khiển con lắc ngược v.v (các dự án nghiên cứu có thể xem tại trang web của khoa fee.tnut.edu.vn). Khoa Điện tử luôn chào đón các em sinh viên nào mong muốn tham gia cùng nghiên cứu và phát triển các mô hình tại phòng thí nghiệm, câu lạc bộ Kỹ thuật của Khoa có thể liên hệ với Ban chủ nhiệm khoa Điện tử. Các Thầy cô trong Khoa luôn tạo điều kiện để các em sinh viên thực hiện các ước mơ sáng tạo của mình.

BCN Khoa Điện Tử